Hackwashing – con dấu “mực đỏ” được làm từ công thức xà phòng của Lifebuoy

378

Hơn 60% người Ấn Độ chỉ rửa tay bằng nước và hoàn toàn không có xà phòng hay nước rửa tay. Hành vi này có thể gây ra sự lây lan của các bệnh chết người như dịch tả, tiêu chảy, viêm phổi hay COVID-19.

Hackwashing_lifebuoy

Hãy thử tưởng tượng thói quen không lành mạnh này xuất hiện trong buổi tụ tập đông người nhất thế giới: Kumbh Mela với 150 triệu người hành hương trong một thị trấn tạm bợ kéo dài 55 ngày. Thị trấn được trang bị 4.200 chiếc lều, 660 khu ăn uống và 150.000 nhà vệ sinh di động, tạo điều kiện hoàn hảo cho một vụ lây nhiễm quy mô lớn.

 

Ý tưởng được đặt ra: Thay đổi thói quen vệ sinh “hời hợt” của 150 triệu người trong một sớm một chiều là không thể. Vì vậy, họ đã quyết định tạo ra một giải pháp là “tấn công xã hội” tận dụng những gì mà người dân Ấn Độ đã làm một cách tự nhiên trong nhiều thiên niên kỷ.

Hackwashing là một loại “con dấu mực đỏ” được làm theo công thức Lifebuoy, biến thành xà phòng diệt khuẩn khi tiếp xúc với nước. Vì vậy, chỉ bằng cách “ấn con dấu” này vào tay mọi người, chắc chắn đảm bảo rằng họ cũng sử dụng xà phòng diệt vi trùng mỗi khi rửa tay bằng nước.

Kết quả: Hackwashing đã giúp chuyển đổi thói quen vệ sinh hời hợt của mọi người thành tích cực một cách nhanh chóng và đặc biệt nó không thải ra quá nhiều rác khi áp dụng cho 150 triệu người. Theo Health & Family Welfare Department, Chính phủ Uttar Pradesh cho biết họ đã đạt được ít ca nhiễm hơn 30% so với phiên bản trước của lễ hội.

Thúy Hòa | ADSangtao

Theo campaignoftheworld

Được đóng lại, nhưng trackback và pingback được mở.