P&G biến chất thải nhựa thành các tác phẩm nghệ thuật độc đáo trong chiến dịch mới
Vừa qua, Procter & Gamble (P&G) đã khởi động một chiến dịch kể chuyện bằng hình ảnh, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng thân thiện với môi trường.
Chiến dịch mang tên “Vẻ đẹp có trách nhiệm”, do agency Sweetshop Trung Quốc thực hiện
Quảng cáo được phát hành có nội dung về chủ đề thời trang, ghi lại hành trình “thất lạc và tìm thấy” của một vũ công và một số người mẫu trong một nhà máy P&G, đeo các phụ kiện làm từ nhựa tái chế. Khi cảnh quay thay đổi, các diễn viên sẽ nhảy theo nhịp điệu. Những hình ảnh cận cảnh, chuyển động và va chạm của màu sắc tạo nên một bản giao hưởng gần như kỳ diệu của vũ điệu, âm nhạc, màu sắc và nghệ thuật.
Những phụ kiện mà các vũ công và người mẫu đã sử dụng đều được sản xuất từ những chai nhựa bỏ đi do cư dân làng Fuliang tái chế. Trong nhà máy P&G, nhựa phế thải sẽ được cắt nhỏ và phân loại.
Nhóm P&G đã làm việc cùng với các nhân viên, những người quen thuộc trong các hoạt động của dây chuyền lắp ráp. Sử dụng hơn 3.000 con dao cắt thủ công và hơn 10.000 giờ làm việc hết sức khéo léo, họ đã biến nhựa phế thải thành các tác phẩm nghệ thuật.
Nhà máy P&G đã được Diễn đàn Kinh tế Thế giới chọn là “Nhà máy ngọn hải đăng” năm nay vì sự khám phá của nó trong lĩnh vực bền vững. Sau khi xử lý, nước thải công nghiệp từ nhà máy được sử dụng cho các khu vệ sinh, ao vườn, tẩy rửa, tưới hoa và các mục đích khác xung quanh nhà máy, giảm lượng nước thải thải ra khoảng 42.000 tấn mỗi năm.
Được vinh danh là cái nôi của nhựa tái chế và là nhà tiên phong trong chuỗi cung ứng xanh, nhà máy chắc chắn là một địa điểm tuyệt vời để thực hiện bộ phim này. Với sự hợp tác toàn diện của nhóm dự án và nhân viên nhà máy, các nhà làm phim đã tái hiện lại vẻ đẹp và tinh thần của nhựa tái chế tại nơi sản xuất ra nó.
Duanmu Kris, đạo diễn bộ phim cho biết: “Dự án được thiết kế để nâng cao chất thải nhựa thành các tác phẩm nghệ thuật độc đáo, để nhựa đã qua sử dụng có thể được tái chế theo cách có giá trị hơn, mang lại cho nhựa tái chế một sự tái sinh đầy nghệ thuật và khẳng định sự sống.”
“Trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, mọi thứ không mang lại kết quả hoặc lợi ích ngay lập tức thường được coi là ‘vô dụng’. Nhưng thông thường, những thứ như ‘sắc đẹp’ được cho là vô dụng, sẽ càng có khả năng chịu được sự bào mòn của thời gian và lan tỏa sức sống ra thế giới bên ngoài như sinh vật sống.”
Huyền Hòa- ADSangtao.com
Theo: brandinginasia
Được đóng lại, nhưng trackback và pingback được mở.