UNESCO đứng ra kêu gọi mọi người bảo vệ Nhà báo – bảo vệ Sự thật #KeepTruthAlive

642

Có một sự thật rằng, khi một nhà báo đi tìm kiếm “sự thật” thì… họ sẽ dễ dàng nhận lấy một cái chết để thay thế cho “sự thật” ấy. Trong 12 năm qua, đã có hơn 1000 nhà báo bị giết chết. Ở một nơi xảy ra hỗn chiến, trong chính căn nhà của họ, ở đường phố công cộng, hay ở bất cứ một nơi nào với sự truy lùng, căm phẫn của thế lực đứng đằng sau “sự thật” mà họ đang tìm kiếm. Chỉ đơn giản vì “thế lực máu lạnh” đó muốn chôn sâu, giấu kín và xóa sạch hết “sự thật” đó trong bóng tối. #KeepTruthAlive (Hãy giúp sự thật được sống) là một thông điệp mà UNESCO muốn nhắn gửi thông qua chiến dịch lần này. 

Ngày 2 tháng 11 hàng năm được chọn là Ngày Quốc tế chấm dứt quyền miễn trừ đối với tội ác chống lại các nhà báo. Sẽ có 9 trên 10 trường hợp không được giải quyết. Và có đến 93% nhà báo bị giết là các nhà báo địa phương. Để bảo vệ “sự thật”, bảo vệ những người đi tìm “sự thật” thì tất cả chúng ta hãy cùng nhau chung tay bảo vệ họ. 

Một loạt 12 bức chân dung của các nhà báo địa phương bị giết cũng đã được đăng tải trên Facebook, Twitter và Instagram. Để chứng tỏ, cảnh báo các mối nguy hại, đe dọa các nhà báo hàng ngày. Và khả năng họ bị tấn công bất cứ lúc nào rất cao. 

Cuối cùng, UNESCO và DDB Paris cùng hợp tác với Google Maps, keeptruthalive.co (liên kết external), hiển thị tên, thời gian, địa điểm của 1348 nhà báo bị giết hạt đã bị UNESCO lên án vào năm 1993. Người dùng internet có thể truy cập thông tin từng nhà báo và chia sẻ bản đồ này lên các phương tiện truyền thông xã hội để kêu gọi mọi người bảo vệ công lý, chống bạo hành các nhà báo dũng cảm, đáng thương.  

Thúy Hòa | ADSangtao

Theo campaignoftheworld

Được đóng lại, nhưng trackback và pingback được mở.