Từ trước đến nay, người tiêu dùng đều quen với việc Coca-Cola chú trọng đầu tư khám phá các vật liệu đóng gói thay thế, như là một phần của nỗ lực phát triển bền vững. Đầu năm nay, công ty đã thử nghiệm một chai nguyên mẫu đầu tiên làm bằng giấy.
Hiện nay, đến gần cuối năm, Coca-Cola đã trở lại làm việc với các chất liệu nhựa, nhưng là một phiên bản khác của nó được cải tiến hơn.
Với vật liệu mới, Coca-Cola đang hy vọng loại bỏ nhu cầu xăng dầu khỏi tất cả các chai nhựa được sản xuất thương mại, không chỉ của riêng mình. Điều này có nghĩa là công ty sẽ cung cấp công nghệ này cho những người khác trong ngành, bao gồm cả các công ty đồ uống đối thủ.
“Mục tiêu của chúng tôi là để phát triển các giải pháp bền vững cho toàn ngành” – Dana Breed, Giám đốc R&D về Bao bì và Bền vững giải thích – “Chúng tôi muốn các công ty khác tham gia cùng chúng tôi và cùng tiến lên phía trước. Chúng tôi không xem nội dung tái tạo hoặc tái chế là lĩnh vực mà chúng tôi muốn có lợi thế cạnh tranh”.
Thông thường, những mẫu chai được sản xuất đều sử dụng PET, có nguồn gốc từ dầu nguyên chất. Trong khi vật liệu mới này hoàn toàn có nguồn gốc từ thực vật, không bao gồm nắp và nhãn, và không cần nhiên liệu.
Với thành tựu mang tính đột phá của Coca-Cola, tất cả mọi người đều muốn tìm hiểu quá trình tạo ra mẫu chai này là như thế nào? Để tạo ra mẫu chai, họ đã sử dụng hai công nghệ. Một là nguyên liệu có nguồn gốc thực vật được gọi là paraxylene (bPX), được tạo ra từ đường ngô. Chất này sau đó được chuyển thành axit terephthalic (bPTA).
Thứ hai là chuyển đổi sinh khối đã qua sử dụng thành monoetylen glycol (bMEG) có nguồn gốc từ thực vật. Trước đây, bMEG được sản xuất bằng cách chuyển đường mía hoặc ngô thành cồn sinh học trước khi được sản xuất thành bioetylen glycol. Nhưng hiện nay, các nguồn đường có thể trực tiếp tạo ra MEG, loại bỏ giai đoạn trung gian và lượng khí thải liên quan.
UPM, đơn vị được cấp phép công nghệ đầu tiên, dự kiến sẽ có kế hoạch hoàn thành một cơ sở thương mại quy mô đầy đủ ở Đức, nơi sẽ sử dụng nguyên liệu gỗ cứng từ ngành công nghiệp gỗ để tạo ra nhiều bMEG.
Đối với sự kiện này, Coca-Cola cho rằng nó đã “đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với việc thương mại hóa công nghệ.”
Ben Jordan, Giám đốc Cấp cao về Chính sách môi trường, đã chia sẻ thêm về bPET trong một cuộc phỏng vấn với Packaging Europe. Theo ông, vật liệu này giống với PET thông thường về cấu trúc phân tử. Điều này có nghĩa là nó có thể được trộn với các vật liệu truyền thống khác, kể cả trong quá trình tái chế.
Ngoài ra, Coca-Cola đã dự định “loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng PET nguyên sinh gốc dầu từ các chai nhựa vào năm 2030, chỉ sử dụng các vật liệu tái chế hoặc tái tạo” ở Châu Âu và Nhật Bản.
As part of our #WorldWithoutWaste innovations, meet our first-ever beverage bottle made from 100 percent plant-based plastic, manufactured using technologies ready to be commercially scaled.
Read the full story here: https://t.co/zjdWGbS464 pic.twitter.com/79Mhau40eR
— The Coca-Cola Co. (@CocaColaCo) October 21, 2021
Huyền Hòa- ADSangtao.com
Theo: designtaxi
Được đóng lại, nhưng trackback và pingback được mở.