9 bí mật có thể bạn chưa biết về Olympic và Paralympic Tokyo 2020

738
Để chuẩn bị cho kì Olympic Tokyo 2020 này, Nhật Bản đã chuẩn bị cho mình hành trình đến được ngày khai mạc là hơn 6 năm (2014), một sự chuẩn bị chu đáo cho 1 project mang tính lịch sử của Nhật Bản.

Có gì đáng chờ đợi ở Olympic Tokyo?

– Olympic Tokyo hứa hẹn sẽ mang đến một sân chơi đầy ắp công nghệ độc đáo cũng như một kỳ đại hội thể thao xanh – sạch – hiện đại.

Giảm khí thải CO2

– Một ước tính gần đây cho thấy lượng khí thải CO2 của Olympic Tokyo có thể lên đến 2,73 triệu tấn, nhiều hơn con số tổng trong một năm của một số quốc gia như Montenegro.
– Dù vậy, ước tính này được đưa ra trước khi ban tổ chức (BTC) Olympic Tokyo chính thức cấm khán giả đến sân. Quyết định này hứa hẹn sẽ giảm lượng khí thải CO2 bớt đi khoảng 340.000 tấn, tức chỉ còn khoảng 2,4 triệu tấn khí thải. Và con số này thấp hơn so với các kỳ Olympic London 2012 và Rio de Janeiro 2016.

Điện tái tạo

– Nếu chọn sử dụng các nhiên liệu phổ biến từ bao đời nay như nhiên liệu hóa thạch thì sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này sẽ tiêu hao một số lượng lớn các nguồn nhiên liệu. Do đó, để giảm sự hao phí, các sân vận động phục vụ thi đấu tại Nhật sẽ tiến hành sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo, chính là năng lượng mặt trời. Bắt đầu từ khi lên kế hoạch, hầu hết những năng lượng này sẽ được lấy từ những tấm pin mặt trời lắp đặt xung quanh thành phố và các khu vực lân cận. Ngoài ra, thực phẩm được cung cấp trong thi đấu sẽ sử dụng bao bì có chất liệu thân thiện với môi trường và hạn chế tối đa các chất thải thực phẩm.
– Các nhà tổ chức đã đặt mục tiêu sử dụng 100% điện tái tạo tại các địa điểm tổ chức Olympic Tokyo. Khoảng 30 đến 35% lượng điện này sẽ đến trực tiếp từ các nguồn xanh, chủ yếu là năng lượng mặt trời và nhiên liệu sinh học.
– BTC thông báo: “Đối với những địa điểm không thể mua điện tái tạo thông qua các công ty điện lực, chúng tôi sẽ chuyển đổi điện không thể tái tạo của họ thành điện tái tạo đạt chứng chỉ năng lượng xanh”.

Tái sử dụng và tái chế

– Vào tháng 2-2017, Ban tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo 2020 đã khởi động chiến dịch thu gom rác thải điện tử để tái chế huy chương Olympic 2020 dưới sự hỗ trợ của NTT Docomo và Trung tâm Vệ sinh môi trường Nhật Bản. Các thùng quyên góp đồ điện tử cũ cho dự án chính thức được triển khai tại các địa điểm công cộng và chuỗi cửa hàng bán lẻ của NTT Docomo trên khắp cả nước vào tháng 4 cùng năm.
– BTC Olympic Tokyo cho biết “đang tiếp tục làm việc để đảm bảo 99% hàng hóa được mua sắm cho Olympic sẽ được tái sử dụng hoặc tái chế”.
– Một số đồ đạc được thiết kế đặc biệt để có thể tái chế, chẳng hạn như giường ở làng Olympic được làm từ bìa cứng gia cố, huy chương được làm từ đồ điện tử tiêu dùng tái chế…
– Nơi ở tập trung của các vận động viên tham gia Olympic 2020 được xây bằng gỗ gốc bền vững từ 63 thành phố khắp Nhật Bản. Sau khi thế vận hội kết thúc, số gỗ này sẽ được thu lại và tái sử dụng làm băng ghế công cộng hoặc các công trình công cộng.
– Ngoài ra, BTC còn đặt mục tiêu tái sử dụng hoặc tái chế 65% rác thải trong quá trình tổ chức Olympic. Một số địa điểm như nơi bán đồ ăn uống sẽ sử dụng giấy thay cho loại nhựa sử dụng một lần.

Xem thực tế ảo

– Khán giả không thể đến sân, nhưng thay vào đó họ có thể ngồi nhà xem tivi và tận hưởng bầu không khí sống động nhờ vào công nghệ truyền hình của Nhật Bản. Olympic Tokyo trở thành kỳ Olympic mà toàn bộ các cuộc thi đấu sẽ được phát sóng với độ phân giải 4k.
– Tuy nhiên, lễ khai mạc – bế mạc và một số cuộc đấu như thể dục dụng cụ sẽ lần đầu tiên được phát sóng với độ phân giải 8k mang lại cho khán giả trải nghiệm xem sắc nét hơn, mượt mà hơn.
– Ngoài ra còn có hàng loạt công nghệ hiện đại khác sẽ đưa vào sử dụng như trình dịch ngôn ngữ tức thời (giúp những người tham gia sự kiện dễ dàng giao tiếp với nhau), công nghệ nhận diện khuôn mặt tối tân nhất, xe tự lái…
Nhật Bản lên lịch tiêm vắc xin Covid-19 cho vận động viên dự Olympic Tokyo
– Ủy ban Olympic Nhật Bản cho biết sẽ bắt đầu triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho các vận động viên và các cá nhân tham gia làm việc tại Olympic Tokyo từ ngày 1/6 tới.
– Theo đó, sẽ có khoảng 1.600 trường hợp được tiêm vắc xin Covid-19 theo diện này, trong đó bao gồm vận động viên, huấn luyện viên và các nhân viên phục vụ có tiếp xúc gần với vận động viên tham dự Olympic Tokyo.
– Việc tiêm chủng sẽ được tiến hành tại Trung tâm huấn luyện quốc gia Nhật Bản và phụ trách chính là các bác sĩ thuộc các đoàn thể thao quốc tế để không ảnh hưởng đến công tác tiêm chủng quy mô lớn đang được tiến hành trên toàn Nhật Bản.
– Trước đó, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) cũng thông báo đã ký kết biên bản ghi nhớ với hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức về việc cung cấp vắc xin phòng Covid-19 cho vận động viên các nước tham dự Olympic Tokyo 2020.
– Mục tiêu của IOC là đảm bảo 80% vận động viên và những người liên quan được tiêm vắc xin Covid-19 trước khi sự kiện này khai mạc.
Music Opening
– Bản nhạc sử dụng cho lễ trao giải được sáng tác bởi nhà soạn nhạc nổi tiếng người Nhật Bản Naoki Sato.
Cùng ADSangtao tham khảo thêm 9 bí mật có thể bạn chưa biết về kỳ thế vận hội 2020 này:

1. Logo Olympic và Paralympic Tokyo 2020

Với 14.000 tác phẩm dự thi, ban tổ chức tuyển chọn đã gút lại còn bốn tác phẩm và cuối cùng tác phẩm của họa sĩ Asao Tokoro, người Tokyo đã được chọn làm biểu tượng của Olympic 2020. Có mặt tại buổi hợp báo tác giả nói: “Quả là một kỳ công, tôi đã tốn thời gian khá dài để thiết kế nên chúng”.

Tác phẩm được chọn có hình cầu, màu xanh chàm theo tiếng Nhật là “ichimatsu moyo”. Nội dung nói về tính phẩm hạnh và lòng trong sáng được người Nhật đề cao và khái quát hóa bằng cụm từ trên vào thời Edo (năm 1603 đến 1868).

Bên trong biểu tượng hình cầu có các miếng hình tứ giác biểu tượng của sự khác nhau về văn hóa và quốc tịch. Họa sĩ Asao nói rằng năm 1964 Tokyo cũng từng là chủ nhà thế vẫn hội. Ông đã được chứng kiến kỳ đại hội đó nên trong ông có những cảm xúc dạt dào cho lần sáng tác này dù lúc đó ông chỉ là đứa trẻ.

Chủ tịch Ban lựa chọn logo Ryohei Miyata nói: “Biểu tượng này sẽ được chính thức công bố cho Olympic và Paralympic 2010. Tôi hy vọng tất cả mọi người hiểu được bức thông điệp mà biểu tượng muốn gửi đến cho chúng ta”.

Tokyo được chọn đăng cai thế vận hội 2020 sau khi họ đánh bại hai đối thủ Madrid và Istanbul.

2. Kimono Project

Dự án Kimono Project được thực hiện từ 6 năm trước (2014) với sự tham gia của các nghệ nhân Kimono hàng đầu Nhật Bản. Những mẫu thiết kết lấy cảm hứng từ lịch sử, thiên nhiên và văn hóa của mỗi quốc gia. Mục đích của Kimono Project là tập trung truyền tải thông điệp hòa bình và sự gắn bó giữa các quốc gia với nhau, đồng thời thể hiện tinh thần Omotenashi của người Nhật.

Dự án hợp tác với đại sứ quán của các quốc gia tham dự Olympic để tạo ra nhưng bộ kimono mang sắc màu văn hóa của quốc gia đó. Thông qua đó, họ có thể truyền tải các kỹ thuật dệt và nhuộm nổi bật của Nhật Bản cũng như thúc đẩy các ngành công nghiệp truyền thống ở Nhật phát triển hơn nữa.

Được biết, đối với mẫu thiết kế Kimono và Obi của Việt Nam, nhà thiết kế kimono Hiroshi Someya đã tập trung khắc họa sự chung sống hòa hợp của 54 dân tộc anh em Việt Nam. Mỗi dân tộc xuất hiện trong trang phục truyền thống, người gặt lúa, người gảy đàn, người chăn trâu… mỗi người mỗi việc được vẽ lên, thể hiện tình đoàn kết của đất nước. Màu xanh nền của tấm vải là hình ảnh của ruộng đồng bao la bát ngát. Tổng thể bộ Kimono mang lại sự bình yên trong tâm của người thưởng thức.

Bộ thiết kế Kimono cho 206 quốc gia tham dự:

3. Bộ Huy Chương – Biểu tượng trên Huy Chương

Không đơn thuần là vàng, bạc, hay đồng, huy chương của Olympic và Paralympics tại Tokyo vào năm 2020 tới đây được làm bằng vật liệu vô cùng đặc biệt.

Ban tổ chức Tokyo đặt mục tiêu sản xuất 5000 huy chương bằng vàng, bạc, đồng được lấy từ rác thải điện tử. Kim loại được sử dụng để chế tác huy chương sẽ được lấy từ những chiếc điện thoại di động đã từng được sử dụng bởi hàng triệu người dân Nhật Bản. Chỉ trong hơn một năm kể từ khi dự án khởi động từ tháng 4 năm ngoái, ban tổ chức đã thu được 16,5kg vàng, chiếm 54,5% mục tiêu được đề ra là 30,3kg vàng; 1800kg bạc, chiếm 43,9% mục tiêu là 4100kg. Ngoài ra, ban tổ chức cũng đã thu được số lượng đồng cần có là 2700kg.

Từ mỗi tấn quặng được khai thác từ mỏ, bạn chỉ có thể nhận được từ 3-4gram vàng, tuy nhiên một tấn điện thoại di động có thể cung cấp tới 350g! Điều này không chỉ có ý nghĩa trong việc giải quyết vấn nạn chất thải điện tử mà còn giúp bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản từ các mỏ đang dần cạn kiệt trên thế giới.

Đây không phải là lần đầu tiên huy chương Olympic chứa đựng vật liệu tái chế. 30% bạc được sử dụng để làm huy chương cho Thế vận hội Rio 2016 đến từ những chiếc gương bị vứt bỏ, tấm tia X. Ngoài ra, 40% trong tổng số vật liệu để làm huy chương đồng đến từ các xưởng đúc tiền. Thế vận hội mùa Đông Vancouver 2010 cũng đã sử dụng một cách tượng trưng khoảng 1,5% kim loại tái chế, mặc dù chúng có nguồn gốc từ một mỏ đô thị ở Bỉ.

Tuy nhiên, Nhật Bản đã thực hiện một bước tiến xa hơn. Đối với tấm huy chương ở thế vận hội Tokyo 2020, không chỉ là phần trăm ít ỏi nguyên liệu tái chế mà ban tổ chức quyết tâm sử dụng 100% từ nguồn quặng này và chỉ chấp nhận chất thải điện tử từ các hộ gia đình Nhật Bản. Kết quả thu nhận được vô cùng khả quan, đến tháng 6/2018, các cửa hàng viễn thông thu nhận được khoảng 4,32 triệu điện thoại di động đã qua sử dụng trong khi chính quyền thành phố nhận được khoảng 34.000 tấn thiết bị điện tử nhỏ.

Chiến dịch đặc biệt này đã nhận được rất nhiều sự chú ý và quan tâm trên toàn thế giới, trong đó có cả Cựu bộ trưởng Ngoại giao Anh – ông Vladimir Johnson và ông đã quyên góp các thiết bị điện tử khi đến Tokyo năm 2017.

Điều này không chỉ có ý nghĩa trong việc giải quyết vấn nạn chất thải điện tử mà còn giúp bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản từ các mỏ đang dần cạn kiệt trên thế giới.

Mẫu huy chương độc đáo này đã vượt qua 400 mẫu sáng tạo khác để giành giải nhất trong cuộc thi thiết kế toàn quốc tại Nhật Bản. Bề ngoài của chúng giống viên sỏi, đường kính khoảng 8.5cm, dày 12.1mm. Mặt trước của huy chương được tạc hình nữ thần chiến thắng Nike* trong thần thoại Hy Lạp như các kỳ Olympic khác gần đây.
Theo quy định của Ủy ban Olympic Quốc tế, Huy chương Bạc tối thiểu phải chứa 92.5% bạc. Trong đó, Huy chương Vàng thực chất chủ yếu làm từ bạc, cần chứa ít nhất 6 gram vàng nguyên chất.

Nhật Bản cũng cho biết, các huy chương đại diện cho năng lượng của các vận động viên, cũng như tính đa dạng của các môn thể thao. Trong khi sự rực rỡ của chúng “ tượng trưng cho ánh sáng ấm áp của tình bạn”.

Thiết kế của huy chương cũng đại diện cho văn hóa Nhật Bản. Dải ruy băng họa tiết ca- rô kết hợp với kỹ thuật xếp lớp Kimono đặc trưng của xứ sở hoa anh đào. Màu sắc được thêm vào các dải băng được tạo thành bởi nhiều sợi polyester hóa học tái chế, thân thiện với môi trường.

Những chiếc hộp đựng huy chương cũng được sản xuất hoàn toàn thủ công bởi những người thợ Nhật Bản với sự pha trộn giữa kỹ thuật truyền thống và hiện đại./.

*Tượng thần chiến thắng Samothrace (tiếng Hy Lạp cổ: Νίκη της Σαμοθράκης / Níkê tês Samothrákês) là một tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ bằng đá cẩm thạch, mô tả nữ thần Nike, vị thần tượng trưng cho chiến thắng. Bức tượng được nhà ngoại giao người Pháp Charles Champoiseau phát hiện năm 1863, tại đảo Samothrace, phía Đông Hy Lạp, trong tình trạng bị vỡ thành nhiều mảnh. Nhờ phần chân đế và thân, Champoiseau xác định được đây là một bức tượng thần Nike, thường mang hình một phụ nữ có cánh. Các mảnh vỡ được gửi về Paris, ghép lại và trưng bày ở bảo tàng Louvre. Mặc dù không còn nguyên vẹn, ngày nay, Tượng thần chiến thắng Samothrace vẫn được xem như một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng bậc nhất.

4. Đuốc Olympic

Theo ban tổ chức, ngọn đuốc có hình hoa đào – biểu tượng truyền thống của Nhật Bản và sử dụng chất liệu là nhôm thải xây dựng từ những ngôi nhà tạm được xây cho các nạn nhân của thảm họa động đất và sóng thần năm 2011.
Vừa qua, nước chủ nhà Nhật Bản đã giới thiệu ngọn đuốc Olympic 2020 được thiết kế bởi Tokujin Yoshioka, lấy cảm hứng từ hoa anh đào – biểu tượng nổi tiếng của Xứ sở Mặt trời mọc. Ngọn đuốc có chiều dài 71cm và nặng 1,2kg, được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến tương tự như quá trình sản xuất vỏ tàu siêu tốc Shinkansen nổi tiếng Nhật Bản.

Thiết kế ngọn đuốc Thế vận hội Olympic của Tokujin Yoshioka được công bố vào năm ngoái tuy nhiên ý tưởng mà Nhà thiết kế này ấp ủ từ rất sớm đó là vào năm 2013, khi Tokyo được trao quyền đăng cai Thế vận hội. Tokujin Yoshioka cũng có chuyến thăm tới Fukushima để chuẩn bị cho một xưởng vẽ với sự tham gia trẻ em từ các khu vực bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sóng thần năm 2011.

Đặc biệt, vật liệu để chế tạo cây đuốc chính là nhôm thải từ những nhà ở cứu trợ tạm thời được xây dựng sau thảm họa cho các nạn nhân của thảm họa động đất và sóng thần năm 2011. Chúng được sản xuất bằng công nghệ ép đùn tương tự được sử dụng cho các chuyến tàu nổi tiếng “Bullet” (tàu cao tốc Shikanshen) ở Nhật Bản.
Còn những cánh hoa anh đào được vẽ bởi những đứa trẻ trong khu vực bị thảm họa tàn phá. Điều này thể hiện rõ nét tinh thần đoàn kết và tương ái của người dân Nhật Bản. Những bông hoa anh đào mà trẻ em tham gia xưởng vẽ đều rực rỡ, tượng trưng cho tinh thần tiến lên phía trước để tái thiết và phỏng chiếu hy vọng cho tương lai. Trải nghiệm đó đã thôi thúc Tokujin Yoshioka thiết kế nên hình ảnh ngọn đuốc thiêng của sự kiện thể thao mùa hè lớn nhất thế giới vào năm 2020.

Thiết kế năm hình trụ để gợi hình dạng hoa anh đào Sakuramon là loài hoa quen thuộc và được yêu thích nhất của Nhật Bản.
—-
Ban tổ chức Olympic, Paralympic Tokyo 2020 nhấn mạnh đây là lần đầu tiên trong lịch sử Thế vận hội, hydrogen được dùng cho vạc lửa và quá trình rước đuốc, theo đó sẽ không thải khí CO2 ra môi trường.

Các nhà tổ chức Đại hội thể thao thế giới (Olympic) và Đại hội thể thao thế giới dành cho người khuyết tật (Paralympic) Tokyo 2020 ngày 28/1 thông báo sẽ sử dụng hydrogen để cung cấp năng lượng cho cả vạc lửa và ngọn đuốc của Thế vận hội trong hành trình rước đuốc qua các tỉnh thành của đất nước đăng cai – Nhật Bản.

Ban tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo 2020 nhấn mạnh đây là lần đầu tiên trong lịch sử Thế vận hội, hydrogen được sử dụng cho vạc lửa và quá trình rước đuốc, theo đó sẽ không thải khí CO2 ra môi trường.

Theo Ban tổ chức, việc làm này nhằm hưởng ứng, đồng thời kêu gọi nhận thức của người dân “trong cuộc chiến để đạt được một nền kinh tế carbon thấp.”

Ông Junichi Fujino, nhà nghiên cứu thuộc nhóm chuyên trách về môi trường của thủ đô cho biết: “Ban tổ chức đã thúc đẩy mọi nỗ lực nhằm tối thiểu hóa lượng khí thải và kiểm soát hiệu ứng nhà kính trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội.”

Theo ông Tokujin Yoshioka, ngọn đuốc có sự phân bố trọng lượng khéo léo nên trẻ em cũng có thể cầm được. Mặt trước gắn thêm huy hiệu nổi giúp người khiếm thị nhận biết đó là đuốc Olympic 2020 và lửa trên đuốc sẽ không bị tắt dù gặp bão.
—-
Nhà thiết kế ngọn đuốc Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 tạo ra tấm che mặt mang tên “tự làm theo cách của mình” để bảo vệ cho các nhân viên y tế trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình trên tuyến đầu chống Covid 19.

Đăng tải trên phương tiện truyền thông xã hội Nhà thiết kế ngọn đuốc Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 Tokujin Yoshioka bày tỏ lời cảm ơn đối với các chuyên gia y tế, những người đang ngày đêm miệt mài trên tuyến đầu để đẩy lùi bệnh dịch. Việc sử dụng tấm che mặt này sẽ góp phần hạn chế sự dễ dàng lây nhiễm vi rút cho họ.

Nhà thiết kế Tokujin Yoshioka mong muốn được chia sẻ ý tưởng này một cách đơn giản và lan tỏa nhất trong tình hình khẩn cấp khi mà nguồn cung cấp thiết bị y tế đạng vô cùng hạn hẹp. Chỉ cần ba bước đơn giản để tạo ra một tấm che mặt đó là đặt bản mẫu lên một tấm nhựa trong, cắt theo hướng dẫn, đục lỗ để gắn kính của bạn lên. Nhà thiết kế Tokujin Yoshioka cũng làm một đoạn clip ngắn để mô tả quá trình đơn giản thực hiện tấm che mặt này mà không cần bất cứ một thao tác khâu hoặc dán nào.

Nhà thiết kế Tokujin Yoshioka bày tỏ hy vọng tấm chắn này sẽ hữu dụng đối với càng nhiều nhân viên y tế càng tốt.

5. Khay đựng huy chương

Những chiếc khay đựng huy chương được cách điệu theo hình chiếc quạt và có thể tái chế.

6. Bục phát biểu, Bục trao huy chương

Các bục trao huy chương của Thế vận hội mùa hè 2020 sẽ được làm từ rác thải tái chế. Đây được coi là một phần của sáng kiến bền vững được thực hiện bởi Ban tổ chức Tokyo 2020.
Tokyo 2020 vừa công bố 45 tấn rác thải nhựa sẽ góp phần tạo nên 100 bục trao huy chương cho Thế vận hội. Đây là lần đầu tiên các bục trao huy chương của Olympic được làm từ các nguyên liệu tái chế. Ban tổ chức cũng kêu gọi người dân Nhật Bản quyên góp rác thải sinh hoạt bằng nhựa tại các hộp thu gom được đặt tại hơn 2.000 điểm của chuỗi bán lẻ AEON.Rác thải nhựa này sẽ được gửi tới Procter and Gamble, đối tác của Tokyo 2020, để tái chế thành bục trao huy chương. Ngoài ra, rác thải nhựa trên biển cũng sẽ được thu thập cho mục tiêu nêu trên. Tiêu thụ nhựa bình quân đầu người ở Nhật Bản cao thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ.Giám đốc điều hành Tokyo 2020 Toshirō Mutō cho biết, gửi thông điệp này đến cả Nhật Bản và phần còn lại của thế giới với hy vọng dự án này sẽ có ý nghĩa lớn. Tokyo 2020 sẽ công bố bục trao huy chương vào tháng Sáu năm 2020. Sau khi Thế vận hội kết thúc, các bục này sẽ được sử dụng như một “tài liệu giáo dục để thúc đẩy các phong trào Olympic và Paralympic”.

Bên cạnh việc tái chế rác thải điện tử, Olympic Tokyo 2020 còn quyết định tái chế rác nhựa như chai dầu gội đầu để làm bục trao thưởng trong nghi lễ trao huy chương. Sau khi sự kiện kết thúc, những chiếc bục tái chế này sẽ tiếp tục được tái chế; một số dùng cho mục đích giáo dục, một số khác sẽ làm bao bì cho các sản phẩm của P&G.

Bục trao huy chương được làm từ 24.5 tấn nhựa tái chế được thu gom trên khắp đất nước Nhật Bản trong vòng 9 tháng.

7. Trang Phục, đồng phục

Đồng phục dùng cho những người cầm đuốc Olympic sẽ dùng một phần tái chế từ những chai Coca-Cola. Bên cạnh đó, đồng phục nhân viên và tình nguyện viên của Olympic cũng được làm từ polyester tái chế và các vật liệu khác có nguồn gốc thực vật.

Bộ trang phục của các tình nguyện viên tham gia xuất hiện tại buổi lễ trao huy chương tại Olympic Tokyo 2020 sẽ mặc trang phục màu xanh lam được kết hợp giữa thiết kế kimono truyền thống và trang phục hiện đại.

8. Chiếc giường ngăn SEX

Theo đó, Ban tổ chức Tokyo 2020 cho biết rằng giường ngủ và đệm dành cho các VĐV tham dự Olympic và Paralympic năm tới sẽ được làm bằng một nguyên liệu đặc biệt, nhẹ về trọng lượng và đảm bảo đem đến cảm giác cực kỳ thoải mái.
Tổng cộng, 18.000 giường ngủ sẽ được lắp đặt tại Làng Olympic và 8.000 giường sẽ được tiến hành lặp đặt tại Làng Paralympic. Hệ thống giường ngủ này được cung cấp bởi Airweave, một công ty đối tác chính thức của Tokyo 2020. Tại các giường ngủ đều được trang bị các bộ chăn màu sắc thống nhất là màu xanh và trắng có hoa văn hình vuông và logo của Thế vận hội. Các thiết kế cho Olympic và Paralympic có khác nhau một chút.

Về hệ thống giường ngủ và đệm phục vụ cho Olympic và Paralympic, Ban tổ chức Tokyo 2020 cho biết, hệ thống giường ngủ sẽ được làm từ chất liệu các tông nhẹ nhưng có khả năng chịu lực cao. Các tấm đệm được thiết kế đặc biệt để cải thiện giấc ngủ. Thiết kế của đệm được ứng dụng những cải tiến mới nhất trong công nghệ bề mặt giường.

Thiết kế gồm ba phần riêng biệt hỗ trợ phần thân trên, giữa và dưới và độ cứng của từng phần được tùy chỉnh để phù hợp với hình dạng cơ thể của từng VĐV. Những chiếc gối có một vết lõm ở giữa nhằm hỗ trợ tốt cho cổ và đầu bất kể VĐV đang ngủ ở tư thế nào.

Cũng theo Ban tổ chức Tokyo 2020, Ông Takashi Kitajima – Tổng Giám Đốc của làng điền kinh cho biết: những chiếc giường có thể chịu trọng lượng tối đa 200kg, tương đương khoảng 440 pound. Có thể nói rằng những chiếc giường làm từ cạc tông này còn chịu lực tốt hơn giường gỗ. khung giường sẽ được làm từ các tông có độ bền cao, và sẽ được tái chế thành các sản phẩm giấy sau khi Thế vận hội kết thúc

Còn các tấm đệm sẽ được tái chế thành các sản phẩm nhựa mới. Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử Olympic và Paralympic, hệ thống giường ngủ và các phụ kiện giường ngủ được làm gần như hoàn toàn từ các vật liệu tái tạo. và được thiết kế riêng dành cho từng VĐV với số đo và trọng lượng cơ thể và đăng ký qua Apps (ứng dụng) của BTC.

Đại diện BTC đã phát đi thông điệp rằng việc lựa chọn làm chiếc giường bằng nguyên liệu này này nhằm mục đích có thể tái chế sau khi sử dụng, góp phần tránh lãng phí và bảo vệ môi trường. Đệm dùng cho các VĐV cũng được làm từ hạt nhựa có thể tái chế.

Câu chuyện về chiếc giường cho các VĐV tham dự Olympic được bàn tán xôn xao, có lẽ vì cấu tạo lạ lùng của nó, và đã có thông tin rằng chiếc giường làm bằng giấy này được tạo ra để ngăn ngừa các VĐV khắp thế giới có thể…sex ngay tại Olympic. Cuối cùng thì việc chiếc giường này được làm để ngăn ngừa sex chỉ là trò đùa của một VĐV bơi lội người Mỹ. Anh này đã “chém gió” cho vui trên mạng xã hội mà không ngờ rằng rất nhiều người đã tin, và tin tức được truyền đi khắp thế giới.

9. Tình nguyện viên Robot

Ban Tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo 2020 đã trình làng hai loại robot và một bộ khung robot sẽ được triển khai để giúp đỡ công nhân và người tham dự hai sự kiện thể thao này.

Theo đó ban tổ chức đã dựa vào một đội quân người tình nguyện để giúp đỡ các đoàn thể thao và cổ động viên, báo chí. Nhưng trong dịp Olympic đến với Tokyo vào năm 2020, mọi người sẽ được những robot đảm nhận một số nhiệm vụ tương tự của các tình nguyện viên con người.

Hai robot, được sản xuất bởi Toyota, sẽ hướng dẫn mọi người đến chỗ ngồi của họ, cung cấp thông tin và mang theo thức ăn, đồ uống. Đó là robot hỗ trợ con người (HSR), có cánh tay tích hợp để lấy khay và giỏ, và robot hỗ trợ giao hàng (DSR), trông giống như thùng rác di động nhưng cũng có thể chở các vật phẩm xung quanh.

Mười sáu robot sẽ được triển khai tại các địa điểm của Olympic Tokyo 2020 và ban tổ chức hy vọng chúng sẽ đặc biệt hữu ích cho người dùng khuyết tật.

“Trong Olympic Tokyo, sẽ có nhiều khách là người khuyết tật và chúng tôi muốn họ thưởng thức các môn thi đấu mà không phải lo lắng về khả năng di chuyển của họ.” – Tổng Giám đốc Toyota Minoru Yamauchi nói.

Toyota cho biết họ hy vọng những robot này sẽ được bán cho công chúng vào năm 2030. Trong những năm gần đây, nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đã đầu tư thêm nguồn lực vào công nghệ robot, nhằm mục đích mở rộng kinh doanh cung cấp các giải pháp di động ở Nhật Bản.

Ngoài các con robot ở trên, bộ khung robot được gọi là Power Assistant Suit do Panasonic sản xuất cũng sẽ được sử dụng. Bộ khung này sẽ được các công nhân mặc để giúp họ nâng và di chuyển các vật nặng và hành lý.

“Chúng tôi muốn có một xã hội, nơi mọi người có thể làm việc mà không cần quan tâm đến sự khác biệt giới tính hay chênh lệch tuổi tác,” Tổng giám đốc của Panasonic Yoshifumi Uchida nói. “Khi bạn đang mang một chiếc vali hoặc một chiếc hộp nặng, đây là lúc bộ đồ trợ lực này trở nên có giá trị.”

Olympic thường là cơ hội để các quốc gia chủ nhà thể hiện thành tựu văn hóa hoặc công nghệ. Và thực sự, trong lần Nhật Bản đăng cai Thế vận hội năm 1964, nước này đã ra mắt tàu cao tốc Shinkansen mang tính biểu tượng của mình. Thế vận hội năm 1964 cũng được coi là bước ngoặt của Nhật Bản khi chuyển mình từ một quốc gia hồi phục sau sự tàn phá của Chiến tranh Thế giới thứ Hai sang một quốc gia phát triển.

Nguồn tổng hợp và dịch bởi Ngãi Võ.
Youtube: Tokyo 2020

Được đóng lại, nhưng trackback và pingback được mở.