Thế hệ Gen Z đang mang đến hy vọng mới cho các trung tâm mua sắm
Hàng ngàn cửa hàng bán lẻ truyền thống đã đóng cửa kể từ năm 2010, và con số đó dự kiến càng tăng nhiều lần hơn nữa vào năm 2019. Những thống kê này như là dự báo trước rằng chúng ta sắp sửa đối mặt với ngày “tận thế” của ngành bán lẻ khi khách hàng (đặc biệt là Gen Z) từ bỏ các cửa hàng đó và đến với các nơi như Amazon và DTC.
Câu chuyện này đi đôi với các cuộc thảo luận về thị hiếu và hành vi mua sắm của thế hệ Y về việc sử dụng kỹ thuật số. Với thế hệ tiếp theo (Gen Z, từ 13 – 19 tuổi) thì những điều này hoàn toàn khác so với họ. Một trong những khác biệt chính là ưu tiên mua sắm tại cửa hàng trực tuyến hơn. Nhiều nghiên cứu chứng minh điều này.
Một cuộc khảo sát vào năm 2018 với 2.000 người tiêu dùng ở Mỹ từ Morning Consulting, đã hỏi rằng: “Bạn thực hiện việc mua sắm quần áo tại các cửa hàng truyền thống hay các cửa hàng trực tuyến nhiều hơn?” Trong số những người dưới 30 tuổi, bao gồm một số người thuộc thế hệ Y thì 71% chủ yếu mua sắm tại các cửa hàng, 28% nói trực tuyến và 2% tùy chọn khác.
Bảng khảo sát sức mua của khách hàng theo danh mục sản phẩm
Nguồn: International Council of Shopping Centers (ICSC) 2018
Một khảo sát khác năm 2018 từ ICSC cho thấy 76% Gen Z tin rằng các cửa hàng truyền thống cung cấp các trải nghiệm mua sắm tốt hơn. Đây là một sự thay đổi đáng kể từ thái độ và sở thích từ gen Y. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Gen Z không mua sắm trực tuyến hoặc sử dụng công nghệ để mua hàng.
Nghiên cứu của ICSC cũng cho thấy rằng:
- Hơn bốn phần năm Gen Z sử dụng thiết bị di động trong khi mua sắm tại các cửa hàng mà chủ yếu để gửi email/tin nhắn cho bạn bè/gia đình hoặc so sánh giá cả và hay khảo sát nơi nào giảm giá.
- Chỉ hơn ba phần năm Gen Z là người mua hàng các cách kênh tích hợp đa kênh và sử dụng tất cả các tùy chọn trực tuyến tại cửa hàng được cung cấp bởi các nhà bán lẻ và gần 2/3 Gen Z nói rằng điều quan trọng khi mua hàng trực tuyến là nếu nhà bán lẻ có cửa hàng gần đó.
Khoảng tám trong số 10 thành viên Gen Z nói rằng họ đã mua các mặt hàng trong các cửa hàng là được nhìn thấy trực tiếp các mặt hàng đó trên phương tiện truyền thông xã hội. YouTube là nền tảng có ảnh hưởng nhất.
Có nhiều sự khác biệt hơn giữa người mua sắm ở thế hệ Gen Y và Gen Z so với những điều được trích dẫn ở trên. Tuy nhiên, đây là điều khá quan trọng đối với các nhà tiếp thị và nhà bán lẻ để nhận ra mối quan hệ của Gen Z với việc mua sắm với nền tảng công nghệ và tích hợp đa kênh. Họ coi trọng các cửa hàng nhưng sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và các công cụ kỹ thuật số để đưa ra quyết định mua hàng – điều đó chủ yếu xảy ra trong các cửa hàng. Nếu nó không thực sự xảy ra trong các cửa hàng, thì đó là một sự cân nhắc quan trọng trong quá trình mua hàng (tức là làm cách nào để trả lại dễ dàng).
Quảng cáo giới thiệu sản phẩm và nơi các sản phẩm đó được bán tại địa phương sẽ có ảnh hưởng đặc biệt đến thành phần này. DTC (Tiếp thị trực tiếp) và người bán hàng thương mại điện tử cũng cần nhận ra tầm quan trọng của mặt tiền cửa hàng truyền thống trong việc thu hút thế hệ người mua sắm tiếp theo này.
Thúy Hòa | ADSangtao
Theo Marketingland
Được đóng lại, nhưng trackback và pingback được mở.